TIN TỨC & SỰ KIỆN > SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN
LẠM BÀN VỀ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Tin đăng ngày: 30/1/2019 - Xem: 1233
 

Cuối tuần, đang ngồi trên xe buýt đi về hướng trung tâm TP. Szczecin (Ba Lan), đến trạm dừng thứ 2, có 3 người đàn ông ăn mặc lịch sự bước lên xe. Sau khi quan sát qua các hành khách, họ tiến thẳng về phía mình và yêu cầu xuất trình vé. Trên xe chỉ có mình dân “đầu đen”. Không bằng lòng với thái độ xử sự phân biệt như thế nên mình chưa trình vé ngay và cự lại “Sao các ngài không kiểm tra tuần tự mà chỉ kiểm tra mình tôi?”. Một số hành khách thường đi cùng tuyến, biết mình nên tỏ thái độ chia sẻ. Có lẽ thấy ngại nên 2 người trong số họ đã quay sang kiểm tra các hành khách khác. Mọi người trên xe đều có vé. Khi mình xuất trình vé cùng giấy tờ cần thiết, họ cảm ơn và xin lỗi rồi xuống xe. Lòng tự tôn dân tộc trong mình vẫn chưa hoàn toàn được xoa dịu. 

Upload


Tuy nhiên, nghĩ lại thì họ làm như vậy cũng không hoàn toàn trách được họ. Thực tế, do hoàn cảnh trong nước còn quá khó khăn nên nhiều người Việt Nam chúng ta đã và đang cố gắng ra nước ngoài nhằm thực hiện giấc mơ giàu sang và mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đó không có gì lạ! Điều đáng nói là nhiều người trong số đó đã bất chấp mọi rủi ro để đi cho bằng được, bằng mọi cánh, bằng mọi giá. Họ đồng ý đi theo những đường dây đưa người bất hợp pháp, luồn rừng vượt biển qua biên giới, trải qua những quãng đường đầy gian nan, nguy hiểm, có khi bị đối xử rất tàn nhẫn. Không ít người đã mất mạng oan uổng. Nhiều người bị bắt, bị giam cầm hoặc ốm đau, tàn tật trong suốt hành trình có khi kéo dài hàng năm này. Nhiều chị em bị tàn phai nhan sắc, thậm chí có con ngay trong chuyến đi đầy nghịch cảnh và xô bồ này. Nhiều người phải mất 3 – 5 năm làm việc chui lủi, cật lực trên đất bạn mới đủ để trả hết khoản tiền đã chi trả cho chuyến đi. Khi tới nơi, không phải ai cũng thuận lợi mà hầu hết mọi người đều vỡ mộng, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, vất vả, nhưng do đã trót cưỡi lên lưng cọp rồi nên phải cắn răng chịu đựng. Cuộc sống của họ luôn trong cảnh nơm nớp lo âu vì cư trú bất hợp pháp - nếu bị trục xuất thì khoản nợ vay khổng lồ trước lúc đi biết tính sao?! Có khi chỉ còn nước thắt cổ ấy chứ! Vì thế nhiều người đã bất chấp tất cả, sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn sao kiếm được tiền nhanh nhất. Đa phần trong số họ còn chưa học hết phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề, chưa biết tiếng, không người thân thích… nên thiếu thốn đủ thứ, khó khăn trăm bề. Không ít người đi hàng chục năm, cày hùng hục mỗi ngày 12-14 tiếng nhưng không thể về thăm quê vì không có giấy tờ, vì không tiết kiệm đủ tiền hoặc lỡ sa chân vào vòng đen đỏ! Nhiều anh chị em tâm sự rằng nếu ở Việt Nam mà họ cũng tu chí, cũng làm việc với cường độ như vậy thì có khi họ còn khá giả hơn, hạnh phúc hơn cuộc sống hiện tại. Người Việt ở Anh, Canada và Hà Lan thì chủ yếu làm bếp, làm nails và không ít người tham gia vào… “trồng rau, trồng cỏ”. Ở Đức, Pháp,… thì ngoài làm bếp, buôn bán ở chợ (hầu hết bán hàng nhái, hàng “lách thuế”), buôn thuốc lá lậu,… và rất tiếc là không ít người đã và đang hành nghề “cầm nhầm” hoặc dính vào các băng đảng chuyên đâm thuê chém mướn, …

 

Cũng có những người không đi làm, chỉ sống trong trại tị nạn dựa vào chút ít phúc lợi xã hội của chính quyền sở tại. Nhiều chị em ở Đức, Đan Mạch,… phải cố gắng kiếm đứa con để ăn theo chế độ phúc lợi của con mình. Bởi vậy, chuyện một người phụ nữ không chồng nhưng có 2-3 đứa con với những người đàn ông xa lạ (có khi mẹ cũng không biết bố của con mình là ai) là hoàn toàn có thật và không hiếm gặp. Rất nhiều người bị rơi vào vòng lao lý vì những hoạt động phi pháp, phạm pháp hay cư trú bất hợp pháp. Có người bị trục xuất và gia đình đã rơi vào hoàn cảnh rất bi đát. Cơ quan quản lý di dân của Ba Lan đã phân chia quá trình di trú của cộng đồng người Việt tại Ba Lan thành hai giai đoạn: 1) Trước năm 1980 là những vị khách được mời (chủ yếu là xuất khẩu lao động chính thức và lưu học sinh); 2) Từ sau năm 1980 là giai đoạn của những vị khách không mời (Với số lượng đông đảo, hầu hết đã hoặc đang cư trú bất hợp pháp). Với tính chất như vậy, lâu dần hình thành nên những ấn tượng không tốt cho người bản xứ. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật, ở Hàn Quốc, ở Thái Lan,… có những nơi họ lại phản ứng với người Việt như thế! “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, đối với “một bộ phận không nhỏ” người Việt lao động ở nước ngoài thì lòng tự trọng, sự tự tôn dân tộc là những điều quá xa xỉ. Vì nhận thức văn hóa, vì cuộc sống xô bồ tạm bợ, vì tư tưởng chộp giật và tham vọng muốn đổi đời nhanh chóng nên họ bỏ qua tất cả! Nhiều người còn hồn nhiên cho rằng đấy là do người dân bản xứ quá thật thà và do luật pháp của họ xử lý quá dễ dãi trước các hành vi sai trái của người vi phạm,… nên mới vậy! Họ đâu nghĩ rằng đấy là sự nhân văn, tôn trọng nhân quyền trong xã hội ở các quốc gia văn minh, phát triển! 


Điều đáng buồn nữa là ngay trong nước, do thiếu hiểu biết, ngộ nhận và cũng do những người lỡ cưỡi lên lưng cọp kia thường dấu đi cái sự thật không mấy dễ chịu của họ, cho nên rất nhiều gia đình đã mù quáng, nhiều con em chúng ta ngay từ nhỏ đã không thiết tha học tập, phấn đấu, chỉ mong lớn lên để “đi xuất khẩu”. Thiết nghĩ, việc đi nước ngoài làm ăn, xuất khẩu lao động vốn là một hướng đi phù hợp cho một bộ phận lao động trong hoàn cảnh nước ta, cũng như các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, những ngộ nhận về một thiên đường nơi xứ lạ là sai lầm và tư tưởng cố đi bằng mọi cách, bất chấp mọi giá cần phải được gạt bỏ. Ngày nay, việc kiểm soát di trú đang ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Mong rằng mọi người, mọi gia đình cần sáng suốt xem xét, cân nhắc thận trọng để không bị mắc bẫy của các đường dây lừa đảo, không bị rơi vào hoàn cảnh éo le, dở khóc, dở cười, không bị lún sâu vào vòng xoáy chộp giật của đồng tiền, không đánh mất lòng tự trọng, sự tự tôn dân tộc của mình trên đất khách.


Đáng mừng là ngày càng có rất nhiều người Việt Nam thành đạt trên đất bạn. Hầu hết họ đều là những người tài giỏi, có nhận thức và tự trọng cao. Những doanh nhân thành đạt, các “soái” đã đành, nhưng những bà con sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ cũng đang dần trở nên chuyên nghiệp, khuôn phép và ít xô bồ hơn, đoàn kết hơn (dù đang phải đối diện với khó khăn chung do suy thoái kinh tế). Họ là “một bộ phận không thể tách rời” của dân tộc Việt Nam, có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Cũng nhờ vậy, họ đã và đang góp phần lấy lại niềm tin và hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam trong mắt người bản xứ, lấy lại niềm tự tôn vốn có của dân tộc ta, đất nước ta trong sự nhìn nhận của các cộng đồng tiến bộ trên thế giới.

 

                                                                                                                                   NGUYỄN THỨC TUẤN

Tin tức & Sự kiện khác:
KỶ NGUYÊN MỚI CỦA CN THỰC PHẨM: THỊT NHÂN TẠO (30/6/2021)
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÀO PI MIỄN PHÍ (27/6/2021)
NGHỀ TRỒNG CẦN SA DU MỤC CỦA NGƯỜI V.I.Ệ.T Ở TÂY (6/12/2019)
KỶ NIỆM 30 NĂM BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ: VÌ SAO THẮP NẾN? (10/11/2019)
HỘI ĐỒNG HƯƠNG HÀ TĨNH TẠI ĐỨC TƯỞNG NIỆM 39 NẠN NHÂN VIỆT TỬ NẠN TRONG CONTAINER TẠI ANH (4/11/2019)
HOẠT ĐỘNG BUÔN NGƯỜI HAY ĐƯA NGƯỜI? (4/11/2019)
KIỀU TA “MAY ÁO” (1/5/2019)
CHÀNG DA ĐỎ TÀI NĂNG VÀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẶC BIỆT CỦA ĐỜI MÌNH (28/4/2019)
DOANH NHÂN TRỊNH THỊ MÙI: LÀM TỪ THIỆN RẤT CẦN SỰ LAN TỎA (25/4/2019)
NGƯỜI YÊN THÀNH VÀ PHONG TRÀO “ĐI TÂY” (23/3/2019)
CHUYỆN TỬ TẾ ĐÓ ĐÂY (23/3/2019)
PARIS CÓ GÌ NGỘ? (23/3/2019)
Gặp người Nghệ An ở Ba Lan (17/2/2019)
CHUYỆN CẢM ĐỘNG TRÊN SÂN GOLF WARSAW (17/2/2019)
ĐÓN TẾT QUÊ CÙNG NHỮNG NGHỆ NHÂN VIỄN XỨ (13/2/2019)
  NỔI BẬT  
KỶ NGUYÊN MỚI CỦA CN THỰC PHẨM: THỊT NHÂN TẠO ...
30/6/2021
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÀO PI MIỄN PHÍ ...
27/6/2021
NGHỀ TRỒNG CẦN SA DU MỤC CỦA NGƯỜI V.I.Ệ.T Ở TÂY ...
6/12/2019
KỶ NIỆM 30 NĂM BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ: VÌ SAO T ...
10/11/2019
HỘI ĐỒNG HƯƠNG HÀ TĨNH TẠI ĐỨC TƯỞNG NIỆM 39 NẠN ...
4/11/2019
HOẠT ĐỘNG BUÔN NGƯỜI HAY ĐƯA NGƯỜI? ...
4/11/2019
CHIỀU ẤY VỚI THI NHÂN ...
5/8/2019
 
 
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Đến thành phố Frankfurt của nước Đức
Những con đường mua sắm hút khách nhất nước Đức
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  THÔNG TIN CẦN BIẾT  
 
  THEO DÕI CHÚNG TÔI  

Người Việt Viễn Xứ / Lao động - Học tập – Sinh sống & Định cư ở nước ngoài
Số điện thoại 0922244556
Email: [email protected]
Website: http://nguoivienxu24h.com

(Mọi thông tin chia sẻ từ trang tin này phải ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn)

Thiết kế website bởi TVC Media
1
Bạn cần hỗ trợ?