TIN TỨC & SỰ KIỆN > SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN
KIỀU TA “MAY ÁO”
Tin đăng ngày: 1/5/2019 - Xem: 1693
 

Một hôm anh bạn ở Berlin mời sang chia vui vì vừa “may xong áo”, lại nhớ hồi mới sang xin đi làm bồi bàn dịp hè ở Tây Đức, qua điện thoại anh chủ quán hỏi “Em có quần áo gì không?”, mình ngô nghê trả lời “Dạ có! Quần áo em mang từ VN sang đủ mặc cả mấy năm anh ạ!”. Ổng cười sặc, biết mình còn “ngố” nên giải thích cho, rằng, đấy là thuật ngữ mà các Việt kiều thường dùng để ám chỉ về giấy tờ tùy thân hợp pháp ở bên này.

Câu chuyện “may áo” của Việt kiều ta cũng lắm nỗi gian truân. Có người sang Tây rồi “liều” chửi chế độ vài câu, làm rùm beng lên để được tỵ nạn chính trị. Có người ôm mớ tiền sang Tây để xin được tỵ nạn kinh tế (kiểu này các quan tham, gian thương mới làm được),... Nhưng kiểu “may áo” phổ biến nhất của kiều ta lâu nay là nhận con hoặc tự dựng vợ gả chồng. Hiện nay, các “bài” này cũng đã bị chính quyền sở tại “đọc vị” nên rất khó làm và chi phí “may” cũng không hề rẻ. Mặc dù vậy, vẫn rất nhiều người làm vì mục đích dài hơi, hơn nữa, việc quản lý cư trú bất hợp pháp đang ngày càng bị nhà cầm quyền thắt chặt gắt gao, nguy cơ bị trục xuất luôn hiển hiện.

Với chị em thì lựa chọn phổ biến nhất là nhanh chóng có bầu, rồi thuê một anh Tây hoặc anh Việt kiều nào đó nhận vơ là cha của đứa bé - để cháu nó có “nguồn gốc Tây”. Sau khi sinh xong, làm giấy tờ cho con, đồng thời mẹ cũng xin giấy tờ “ăn theo” em bé. Các anh thì làm ngược lại, “nhận vơ" con để làm giấy tờ, chi phí thường cao hơn so với chị em nhiều lần. Việc "nhận vơ" và "cho nhận vơ" con này chính quyền sở tại có lẽ cũng biết nhưng “mắt nhắm mắt mở”, vì họ cần "những người chịu sinh con" (phụ nữ Tây rất “lười đẻ” nên có nguy cơ giảm dân số), và, đứa bé "có bố" chăm nuôi, chịu trách nhiệm săn sóc cũng tốt hơn không. Họ không xét nghiệm DNA để xác minh mối quan hệ cha – con có lẽ là bởi khía cạnh nhân văn. Cho nên mới có chuyện, ông bố Việt nhận con da đen mà vẫn ổn.

Ở các nước phát triển/cận phát triển thì trẻ em đã có nhà nước trợ nuôi, khỏi lo lắng chuyện cơm áo, học hành. Tréo ngoe là, một số chị em ta “vận dụng kẽ hở” này và khả năng mắn đẻ trời cho, hạ sinh liên tiếp để vừa đông con lại vừa kiếm được tiền,... Mỗi đứa con một ông bố, nhiều chuyện oái oăm cười ra nước mắt. Có người, chính họ cũng không biết bố ruột của con mình là ai. Lúc chưa có “người nhận con” thì cứ để con mang họ mẹ đã, rồi sau tìm, "điền vào ô trống". Tại Berlin có làng không chồng ở vùng Aren - nơi cả trăm chị em ta quy tụ. Đúng như câu nói đùa “Chị em ta đi xuất khẩu sinh sản”. Một số chị dù cố gắng mấy cũng không làm sao có bầu được, chỉ biết kêu giời. Đau thế!

Việc kết hôn bị kiểm soát gắt gao hơn, vì chính quyền luôn đặt dấu hỏi nghi ngờ và có các biện pháp kiểm tra chặt chẽ. Kiều ta có rất nhiều mánh khóe để đối phó với chính quyền, nhưng nhiều trường hợp vẫn không đạt. Một anh kể lý do mình thất bại trong việc “may áo” bằng hôn thú, rằng: một đêm nọ, lực lượng chức năng Đức ập vào nhà hỏi “Hai người có ngủ với nhau không?”, ảnh nghĩ bụng “bả già bỏ xừ thế còn ngủ với ngáy dzề” nhưng vẫn trả lời bừa là “Có”; họ hỏi tiếp “Cô ấy mặc quần lót màu gì?”, ngớ người ra “Không biết”, thế là hồ sơ bị gác lại.

Một số em trẻ trung siêu đẳng, câu mấy anh kiều già đang có gia đình, xúi bỏ vợ cưới mình, ra giấy tờ xong thì đá đít. Mấy anh “trâu già” này tức tím tái nhưng không làm gì được. Một số chị sồn sồn chấp nhận lấy những ông Tây già lụ khụ để có giấy tờ, xong rồi cứ tự sự kiểu "Chắc ông ấy chỉ còn sống được vài năm nữa". Ngược lại, cũng có những anh “tài” lấy được vợ Tây hoặc "chinh phục" những chị em đã “có áo quần” sinh con rồi làm giấy tờ. Nhưng cái giá phải trả cho đời cũng không hề rẻ. Nhất là khi bà xã ở quê biết, điên tiết, kiên quyết đòi ly hôn,…

Chuyện “may áo” của kiều ta là câu chuyện dài kỳ. Có đủ hỉ, nộ, ái, ố, nhưng nhìn chung cũng rất đáng cảm thông. Chỉ khi nào dân mình không phải di cư bất hợp pháp vì mưu sinh nữa, khi ấy câu chuyện này mới tạm có hồi kết. Biết đến bao giờ nhỉ?!

                                                         N.T.T

Tin tức & Sự kiện khác:
KỶ NGUYÊN MỚI CỦA CN THỰC PHẨM: THỊT NHÂN TẠO (30/6/2021)
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÀO PI MIỄN PHÍ (27/6/2021)
NGHỀ TRỒNG CẦN SA DU MỤC CỦA NGƯỜI V.I.Ệ.T Ở TÂY (6/12/2019)
KỶ NIỆM 30 NĂM BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ: VÌ SAO THẮP NẾN? (10/11/2019)
HỘI ĐỒNG HƯƠNG HÀ TĨNH TẠI ĐỨC TƯỞNG NIỆM 39 NẠN NHÂN VIỆT TỬ NẠN TRONG CONTAINER TẠI ANH (4/11/2019)
HOẠT ĐỘNG BUÔN NGƯỜI HAY ĐƯA NGƯỜI? (4/11/2019)
KIỀU TA “MAY ÁO” (1/5/2019)
CHÀNG DA ĐỎ TÀI NĂNG VÀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẶC BIỆT CỦA ĐỜI MÌNH (28/4/2019)
DOANH NHÂN TRỊNH THỊ MÙI: LÀM TỪ THIỆN RẤT CẦN SỰ LAN TỎA (25/4/2019)
NGƯỜI YÊN THÀNH VÀ PHONG TRÀO “ĐI TÂY” (23/3/2019)
CHUYỆN TỬ TẾ ĐÓ ĐÂY (23/3/2019)
PARIS CÓ GÌ NGỘ? (23/3/2019)
Gặp người Nghệ An ở Ba Lan (17/2/2019)
CHUYỆN CẢM ĐỘNG TRÊN SÂN GOLF WARSAW (17/2/2019)
ĐÓN TẾT QUÊ CÙNG NHỮNG NGHỆ NHÂN VIỄN XỨ (13/2/2019)
  NỔI BẬT  
KỶ NGUYÊN MỚI CỦA CN THỰC PHẨM: THỊT NHÂN TẠO ...
30/6/2021
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÀO PI MIỄN PHÍ ...
27/6/2021
NGHỀ TRỒNG CẦN SA DU MỤC CỦA NGƯỜI V.I.Ệ.T Ở TÂY ...
6/12/2019
KỶ NIỆM 30 NĂM BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ: VÌ SAO T ...
10/11/2019
HỘI ĐỒNG HƯƠNG HÀ TĨNH TẠI ĐỨC TƯỞNG NIỆM 39 NẠN ...
4/11/2019
HOẠT ĐỘNG BUÔN NGƯỜI HAY ĐƯA NGƯỜI? ...
4/11/2019
CHIỀU ẤY VỚI THI NHÂN ...
5/8/2019
 
 
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Đến thành phố Frankfurt của nước Đức
Những con đường mua sắm hút khách nhất nước Đức
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  THÔNG TIN CẦN BIẾT  
 
  THEO DÕI CHÚNG TÔI  

Người Việt Viễn Xứ / Lao động - Học tập – Sinh sống & Định cư ở nước ngoài
Số điện thoại 0922244556
Email: [email protected]
Website: http://nguoivienxu24h.com

(Mọi thông tin chia sẻ từ trang tin này phải ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn)

Thiết kế website bởi TVC Media
1
Bạn cần hỗ trợ?